[Nhân vật] Takaoka Toshinari: Chỉ cần có ước mơ, bạn sẽ có thể biến nó thành sự thực

Sang Nguyen
Đăng ngày 28/04/2020
796 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

2:06’:16” là kỷ lục của Takaoka trong mùa giải Chicago Marathon mười năm về trước, đồng thời anh đã lập kỷ lục người chạy nhanh nhất Nhật Bản (Ảnh phải, Takaoka đạt giải ba tại giải Chicago Marathon lần thứ 25), kỷ lục của anh cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một vận động viên Nhật Bản nào đánh bại.

Năm 1994 tại giải Vô địch điền kinh châu Á Hiroshima, Takaoka đã từng đạt quán quân ở cự ly 5000m và 10.000m (nhóm nam). Năm 1996, anh được xếp vào hàng tuyển thủ quốc gia tham dự thế vận hội Atlanta, đồng thời đội tuyển điền kinh của anh đã vinh dự xếp vị trí thứ bảy trong thế vận hội Sydney (năm 2000) ở cự ly 10.000m. Được xem là một cao thủ trong các cự ly điền kinh trung và dài, anh luôn có những biểu hiện xuất sắt trên sân chạy, nhưng vào năm 31 tuổi anh quyết định chuyển đổi đường chạy, bắt đầu con đường marathon của mình, và đổi với các marathoner thì độ tuổi này không còn được xem là trẻ nữa.

Nhưng tại giải marathon lần thứ hai trong cuộc đời anh, vào tháng 10/2002 tại Chicago, anh đã xuất sắc lập kỷ lục người chạy nhanh nhất trong làng tuyển thủ Nhật Bản. Tiếp theo sau đó, anh luôn giữ vững thành tích tuyệt vời (khoảng 2:07’) và được xem là một tuyển thủ có thành tích tương đối ổn định trong làng marathon. Chúng ta thường cho rằng không có gì khác biệt trong chiến lược tập luyện của một marathoner có xuất thân từ vận động viên chạy nước rút, nhưng trên thực tế thì hai loại hình này khác nhau một trời một vực.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, anh nói: “Mặc dù sự việc trông có vẻ thuận buồm xuôi gió, nhưng trên thực tế thì tôi cũng chỉ là một runner cực kì ‘cùi bắp’ khi mới nhập môn!”. Vào thời kì ấy, ở Nhật Bản hoàn toàn không có một tuyển thủ nào thành công trong việc chuyển đổi từ chạy nước rút sang marathon. Đối với Takaoka, xuất thân từ một vận động viên điền kinh, anh hoàn toàn không sở hữu thể lực của một runner đường dài nào, cơ thể cũng không nở nang hơn những người khác, tình trạng sức khỏe trong khi tập luyện cũng không phải là lý tưởng lắm nhưng anh vẫn cắn răng chịu đựng, đồng thời anh cũng không hề tính đến việc giành một chỗ đứng trên bục vinh quang.

“Trong phần luyện tập tốc độ, mặc dù tôi có thể chấp nhận nó nhưng đối với việc tập luyện ở cự ly đường dài thì thôi hoàn toàn bó tay chịu thua. Nhiều lần tôi không thể hoàn thành 40km, hoặc sau mỗi lần kết thúc cự ly này thì tôi nôn tất cả những gì trong bụng ra, sau đó hoàn toàn ăn không vô bất cứ thứ gì. Lúc trước có nghe người ta đồn rằng, các marathoner sau khi chạy sẽ tự thưởng cho mình một bữa no nê căng bụng, tôi hoàn toàn không thể nào tưởng tượng được. Và cho đến ngày hôm nay thì tôi vẫn không làm được điều này!” Từ khi chuyển sang chạy marathon, do luôn theo đuổi tốc độ, nên các chấn thương trong vận động cũng bắt đầu gia tăng, và cơ sinh đôi cẳng chân (gastrocnemius muscle) thường nằm trong tình trạng quá sức chịu đựng.

Để khắc phục trăm ngàn khó khăn gặp phải, Takaoka bắt đầu tập luyện chạy đường dài, gác tốc độ qua một bên, anh không ngừng tập luyện ở một cự ly chạy nhất định giúp cho cơ thể tìm ra một phương pháp chạy kinh tế và hiệu quả; đến khi cơ thể quen dần với phương pháp chạy này thì các chấn thương cũng dần dần ít xảy ra hơn, đây không phải là kết quả mà anh có thể với tới sau 1-2 năm tập luyện mà phải mất nhiều năm mới cải thiện được nó. Chạy bộ (Jogging) có thể giúp loại bỏ axit lactic, đồng thời có thể chuẩn bị cho tương lai tốt nhất của mình, từ đó “jogging” đã trở thành nguyên tắc chạy chỉ đạo của Takaoka, chính nguyên tắc này đã giúp anh xây dựng một sức bền tốt hơn trên nền tảng tốc độ vốn có của mình, và giúp anh tỏa sáng trong nhiều cuộc đua marathon trên thế giới.

“Chỉ cần có ước mơ thì bạn sẽ có thể hiện thực hóa nó”, đây được xem là một câu nói đầy nghiêm túc đến từ người dân của đất nước ‘Mặt trời mọc’, nó cũng chính là câu nói mà Takaoka thích nhất và đưa nó vào phương châm sống của anh. Sau khi chuyển qua chạy marathon, anh đã dùng tốc độ 3 phút/km để hoàn thành những cuộc đua marathon và lập kỉ lục người chạy nhanh nhất nước Nhật, đồng thời anh cũng là vận động viên duy nhất có thể làm được điều này tại đất nước của mình. Sauk hi nhận ra nhược điểm của mình, Takaoka không ngừng tiến hành tập luyện với cự ly 30 cây số, đối với một số runner khác thì cự ly này không được xem là cự ly dài, nhưng anh đã vận dụng những bản năng và kỹ thuật theo đuổi tốc độ của một vận động viên điền kinh và đã trở thành một marathoner xuất sắc sở hữu cả sức bền và tốc độ.

Vào ngày 16/3/2009 Takaoka đã tuyên bố nghỉ hưu và trở thành huấn luyện viên chỉ đạo của Liên đoàn Điền kinh Nhật, ông đã huấn luyện không biết bao nhiêu tuyển thủ giàu hoài bão trong nhiều năm qua. Muốn có được thành tích tốt không phải chuyện khó, khó ở chỗ là bạn tìm không a ước mơ của mình; không có mơ ước, thì cũng đồng nghĩa với việc không có mục tiêu phấn đấu, không có mục tiêu phấn đấu thì trong suốt quãng đời này bạn cũng chỉ là một vị khách qua đường xuôi theo dòng chảy của các runner mà thôi. Từ kinh nghiệm của Toshinari Takaoka, chúng ta có thể thấy được mặt tinh tế và kiên trì của nền văn hóa chạy đường trường của Nhật Bản, từ thất bại tìm ra lối thoát “Tài năng ẩn dật, chí hướng viễn đại”.

Phải chăng bạn đã mất đi phương hướng của mình trong quá trình chạy bộ? Phải chăng vì chấn thương hay thất bại tạm thời làm cho bạn muốn bỏ cuộc? Đối mặt với những động tác lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, có phải bạn đã cảm thấy buồn chán và muốn tìm một bầu trời khác ngoài môn chạy bộ?

Bạn có thể tự hỏi bản thân mình xem bạn đã từng có mơ ước gì khi bước vào bộ môn này chưa?


[Nguồn bài viết: Running Biji]